Phép lịch sự trong nghệ thuật ứng xử của người Nhật

1

Đĩa thức ăn chung: Bạn không được gắp và ăn trực tiếp từ đĩa đồ ăn chung mà cần gắp về bát của mình trước. Tốt nhất là bạn nên gắp một vài món rồi mới bắt đầu ăn.

2

Trả tiền: Tại Nhật, việc cùng trả tiền khá phổ biến giữa bạn bè, thậm chí giữa các cặp đôi. Thường thì nam giới hoặc những người lớn tuổi sẽ trả nhiều hơn một chút. Tuy nhiên, trong các buổi hẹn gặp đối tác, công ty bán hàng sẽ thanh toán hóa đơn. Khi trả tiền, theo phép lịch sự, đối tác sẽ giành trả nhưng đây chỉ là theo phép lịch sự.

3

Rót rượu: Khi ăn uống, thay vì tự rót rượu cho mình, bạn hãy rót rượu cho những người xung quanh và người khác sẽ rót lại cho bạn.

4

Bắt tay và cúi đầu: Bắt tay là cách chào hỏi thông thường trong môi trường giao dịch ở Nhật. Bạn không cần phải cúi đầu nếu không quen với cách này.

5

Vị trí ngồi: Trong một buổi họp với đối tác, những người thuộc một công ty sẽ ngồi cùng một bên. Đối tác thường ngồi ở vị trí xa cửa vào nhất (chỗ được coi là tốt nhất). Thường khi bạn tới một văn phòng, lễ tân sẽ chỉ dẫn chỗ ngồi cho bạn. Nếu không, hãy nhớ hỏi trước.

6

Yukata: Trang phục này được coi là đồ ngủ, và du khách có thể mặc yukata khi đi lại ở hành lang khách sạn, hoặc trên đường ra suối nước nóng. Tại các nhà nghỉ truyền thống hay khách sạn bình dân, bạn có thể mặc yukata đi ăn sáng hay ăn tối. Tuy nhiên, những khách sạn sang trọng thường yêu cầu du khách không mặc trang phục này khi dùng bữa.

7

Cách mặc Yukata: Bạn cần kéo chặt phần cổ áo, đừng để lỏng vì như thế sẽ bị coi là cẩu thả, luộm thuộm.

8

Dép đi trong nhà vệ sinh: Các nhà hàng ở Nhật yêu cầu khách cởi bỏ giày trước khi bước lên thảm tatami. Trong nhà vệ sinh sẽ có dép riêng để du khách sử dụng. Đừng quên để dép lại khi ra khỏi đó, nếu không bạn sẽ rơi vào một tình huống khó xử và đáng xấu hổ.

9

Phân loại rác: Công việc tưởng chừng rất đơn giản này lại khá phức tạp với nhiều yêu cầu ở Nhật. Thậm chí, mỗi khu còn có các tình nguyện viên để đảm bảo người dân thực hiện đúng việc phân loại rác.

10

Cách sử dụng đũa: Người Nhật thường tránh dùng đũa để chỉ vào thứ gì đó, hay vung đũa xung quanh. Việc chơi đùa với đũa bị coi là thiếu tôn trọng.

11

Chỉ hướng: Việc chỉ ngón tay ở Nhật thường bị coi là có ý đe dọa, chỉ trích. Người ta thường dùng cả bàn tay khi muốn chỉ hướng, hoặc chỉ mô tả bằng lời mà không dùng cử chỉ.

12

Sử dụng bồn tắm: Ở Nhật, tắm là hoạt động thư giãn chứ không chỉ là làm sạch cơ thể. Mọi người thường tắm sạch bằng vòi sen trước khi ngâm mình trong bồn tắm.

13

Khăn tắm ở suối nước nóng: Mọi người thường đem theo một khăn nhỏ để tắm trước khi xuống suối nước nóng hoặc để che người khi đi lại. Tuy nhiên, bạn không được để khăn xuống nước suối mà phải để trên bờ hoặc gấp lại và đặt lên đầu.

3_1

Oshibori: Nhiều nhà hàng ở Nhật Bản sẽ phục vụ một khăn ướt (nóng hoặc lạnh tùy theo mùa) được gọi là “oshibori” để khách lau tay trước khi ăn. Việc dùng khăn này để lau mặt hay thay khăn ăn trong lúc dùng bữa bị coi là bất lịch sự.

15

Bấm còi: Do diện tích chật hẹp, đường phố ở Nhật thường gặp tình trạng ùn tắc vào giờ cao điểm. Tuy nhiên, người Nhật rất kiên nhẫn và thường không bấm còi ầm ĩ. Họ thường chỉ bấm còi và nhày đèn để ra hiệu khi xe khác chưa bật đèn vào buổi tối.

Nguồn: news.zing.vn

Bạn thấy bài viết này thế nào?
[Trung bình: 5]