Du lịch Thái Lan ngay dịp tết hay còn gọi là lễ hội té nước Songkran

Tết Thái Lan được tổ chức thường niên từ ngày 13 đến 15 tháng 4, tại khắp nơi trên đất nước Thái Lan. Và để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có thể tham gia vào lễ hội, ba ngày diễn ra sự kiện được xem là ba ngày nghỉ của toàn Thái Lan. Không ai làm việc trong khi ngày Tết đang diễn ra, tất cả mọi người đều hòa mình vào không khí lễ hội.

Lễ Hội Songkran ở Thái Lan được coi là tết của người Thái diễn ra từ 13/4 – 15/4 (3 ngày), đây là một lễ hội lớn trong năm với nhiều hoạt động trải rộng ở khắp đất nước. Nếu như Việt Nam có tết cổ truyền âm lịch thì người Thái có lễ tết Songkran.

Từ Songkran xuất phát từ tiếng Phạn, với nghĩa “lúc thời gian chuyển dịch, mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ”, mọi người đón mừng Đản sinh Đức Phật bằng việc phun nước vào người nhau để gột rửa hết buồn phiền đón mừng năm mới. Mọi người lên chùa dự lễ tắm Phật và mang trái cây cùng những món ăn chay cúng các vị sư, đồng thời thả chim lên trời phóng sinh, sau đó là chúc thọ cha mẹ, ông bà, rồi lấy nước thơm cho vào phun lên người nhau để chúc phúc

Tet Thai Lan 2

Mặc dù được tổ chức trên khắp đất nước nhưng Tết Thái Lan có đôi chút khác biệt ở các vùng miền của Thái Lan. Chẳng hạn như ở miền bắc Thái Lan, người dân quét dọn nhà cửa, tránh cãi cọ để chào đón năm mới thịnh vượng vào hai ngày đầu tiên của lễ Songkran. Vào ngày 15/4, mọi người trong gia đình sẽ đến chùa dâng lễ, nghe giảng kinh sớm rồi khẩn xin lời chúc tốt lành từ bậc cao niên vào buổi chiều và đi lễ chùa để cầu lời chúc tốt lành từ các vị trụ trì vào ngày hôm sau. Ngày 17/4, làng xóm thể hiện tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng nhiều cách để khép lại dịp lễ năm mới đầy ý nghĩa.

Đối với khu vực Isaan (Đông Bắc Thái Lan), Tết Thái Lan được gọi là lễ tôn giáo, kỷ niệm tháng thứ 5 vì theo lịch của người Thái, tháng tư là tháng thứ 5 cũng là tháng khởi đầu năm mới. Các nhà sư sẽ đánh trống để báo hiệu một năm mới đến lúc 3 giờ chiều ngày rằm tháng này. Sau đó, người dân chuẩn bị nước thơm tưới lên tượng Phật ở chùa rồi đi thăm viếng ông bà, họ hàng để cầu mọi người ban phước lành. Nghi lễ được nối tiếp bằng một hoạt động thú vị khi mọi người thoải mái tạt nước vào nhau thay cho lời chúc năm mới an lành.

Tet Thai Lan 1

Trong khi đó, ở miền trung, trong suốt 3 ngày tết Thái Lan, người dân thực hiện các nghi lễ tôn giáo, làm công đức thông qua việc bố thí, phóng sinh các loài chim, cá với ý niệm rửa sạch tội lỗi đã phạm phải trước đây, thoát khỏi vận rủi và cầu mong sự bình an, hạnh phúc. Người dân cũng rưới nước thơm lên tay các nhà sư, chuyển cát đến chùa và xây một mô hình chùa cát… để cầu xin may mắn, thịnh vượng cũng như tiền bạc dồi dào trong năm mới.

nguồn: tổng hợp

Bạn thấy bài viết này thế nào?
[Trung bình: 2]