Bảo tàng lịch sử tự nhiên Lee Kong Chian cao 7 tầng, nhìn giống như một tảng đá khổng lồ phủ đầy rêu, bên trong có hơn một triệu mẫu vật.
Bảo tàng không hề có cửa sổ. Kiến trúc sư Mok Wei Wei cho rằng đây là điều cần thiết trong việc bảo vệ những mẫu vật bên trong bảo tàng. Ông đã thiết kế bảo tàng lấy cảm hứng từ một khối đá nguyên khối, không có cửa sổ, và gọi thiết kế của mình là “sự tượng trưng của một tảng đá tự nhiên”.
Trong ảnh là kiến trúc sư nổi tiếng Mok Wei Wei người Singapore, ông cũng là người chịu trách nhiệm cho nhiều dự án quan trọng khác, bao gồm dự án cải tạo Bảo tàng Quốc gia Singapore và nhà hát Victoria…
Bảo tàng có một bộ sưu tập đa dạng sinh học bao gồm 15 khu trưng bày lịch sử phát triển của các sinh vật trên trái đất, bao gồm thực vật, động vật thân mềm, bò sát, động vật có vú và cá. Nơi đây cũng giải đáp tất cả những câu hỏi trong suốt quá trình tiến hóa lịch sử, như vì sao loài chim lại sống sót sau thời kỳ khủng long, và tại sao động vật có xương sống lại tiến hóa lên từ cá.
Khu Dino trưng bày các mẫu hóa thạch khủng long: Bạn sẽ bắt gặp Prince, Apollonia, và Twinky, những bộ xương khổng lồ nổi tiếng của bảo tàng. Bộ xương lớn nhất – Prince, đã được đưa tới Singapore bằng 27 thùng hàng lớn, và mất hơn 2 tuần để lắp ráp.
Vẻ đẹp của những bộ xương: Khách tham quan có thể so sánh những bộ xương, và ngạc nhiên trước vẻ đẹp của những chiếc sừng xoắn ốc – sừng của kỳ lân biển.
Rừng mưa nhiệt đới: Khu vực rừng mưa nhiệt đới của bảo tàng là nơi du khách có thể tìm hiểu được vì sao động vật (bao gồm có sóc, thằn lằn, và rắn…) có thể thích ứng và di chuyển dễ dàng từ ngọn cây này sang ngọn cây khác.
Có đôi chút đáng sợ nhưng đầy tính giáo dục: Khu trưng bày động vật có vú của bảo tàng có nhiều sinh vật mẫu như trong hình, bao gồm đười ươi, lợn rừng, và cả một xương người.
Điều kỳ diệu của sự lột xác: Hàng chục loài bướm và bướm đêm được trưng bày tại góc nhiệt đới của châu Á, trong đó có cả loài bướm đêm Atlas khổng lồ.
Nguồn: news.zing.vn